Bạn đã hoàn thành 0% khảo sát này
Caution: JavaScript execution is disabled in your browser or for this website. You may not be able to answer all questions in this survey. Please, verify your browser parameters.

Khảo sát Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử

Trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3620/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020, mỗi năm, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, nay là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được giao xây dựng một (01) Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong một ngành, lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ nhất định.

Năm 2023, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xây dựng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.

1. Mục tiêu

Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử được xây dựng và áp dụng để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và thực hiện trách nhiệm, chính sách, tập quán thương mại tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

2. Phạm vi áp dụng

Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử gồm nhiều tiêu chí cụ thể và thang điểm được thiết kế để áp dụng cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, chủ yếu là các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (sàn giao dịch thương mại điện tử B2C).

Các chủ thể khác tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể lựa chọn, áp dụng một số tiêu chí nhất định trong Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử trên cơ sở phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình.

3. Nội dung chính

Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử gồm trên 350 tiêu chí đánh giá, được chia thành 05 phần, cụ thể như sau:

Phần I - Tiêu chí đánh giá chung việc tuân thủ pháp luật và thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tại doanh nghiệp;

Phần II – Tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ đảm bảo quyền của người tiêu dùng

Phần III – Tiêu chí bổ sung đánh giá mức độ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng

Phần IV – Tiêu chí đánh giá kết quả và định hướng tuân thủ pháp luật và thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tại doanh nghiệp

Phần V – Nội dung khác.

TT

Thuật ngữ

Giải thích

Cơ sở pháp lý/

nguồn tham khảo

1

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.

Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

2

Tổ chức, cá nhân kinh doanh

Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

a) Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

3

Thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam

Thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức hoạt động sau:

a) Website thương mại điện tử dưới tên miền Việt Nam;

b) Website thương mại điện tử có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt;

c) Website thương mại điện tử có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm.

Khoản 24 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử

4

Cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên… Cơ quan quản lý nhà nước gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.

  • Hiến pháp năm 2013 và
  • Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015

5

Thông tin của người tiêu dùng

Thông tin của người tiêu dùng bao gồm thông tin cá nhân của người tiêu dùng, thông tin về quá trình mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng và thông tin khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

6

Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật

Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:

a) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

b) Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;

c) Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.

Khoản 4, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

7

Quảng cáo

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo năm 2012

8

Hợp đồng theo mẫu

Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.

  • Điều 405, Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

9

Điều kiện giao dịch chung

Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng.

Khoản 6, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

Có 393 câu hỏi trong cuộc khảo sát này.